logo
 02513819164
0933.504.905

Công nghệ và giáo dục ngày nay có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có lẽ không quá khi nói rằng, gần như tất cả giáo viên đều “giắt lưng” một vài công cụ hữu ích để hỗ trợ cho công việc giảng dạy của mình cũng như kết nối dễ dàng hơn với sinh viên trong lớp.

Thế nhưng, bất cứ thứ gì liên quan đến công nghệ thì đều có những phát minh mới liên tục ra đời, chiếm lĩnh thị trường và áp đảo những phát minh trước đó, hay đơn giản hơn là phiên bản mới sẽ được cập nhật nhiều tính năng hỗ trợ tốt hơn cho việc dạy học, đồng nghĩa với việc giáo viên sẽ phải vất vả tìm hiểu để bắt kịp với những công cụ mới ra lò này.

Chúng tôi biên tập danh sách 50 công cụ hữu ích dành cho giáo viên, trong đó có nhiều công cụ đang trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi, coi như một chút “vốn liếng” ban đầu để các thầy cô tìm hiểu và nghiên cứu thêm, phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc hỗ trợ việc giảng dạy.

Công cụ học tập xã hội

Những công cụ này sử dụng sức mạnh của phương tiên truyền thông xã hội giúp cho việc học tập và kết nối được dễ dàng hơn.

  1. EdmodoNhờ có môi trường tương tác gần giống với Facebook, việc kết nối trực tuyến cho lớp học trở nên đơn giản hơn với Edmodo.
  2. GrockitCũng là một trang mạng xã hội giúp sinh viên kết nối với nhau trong giờ học.
  3. EduBlogsLà trang web cho phép giáo viên và sinh viên thiết lập blog học tập, an toàn và hiệu quả. Hiện tại trên thế giới, cộng đồng EduBlogs khá đông đảo và hoạt động chuyên về giáo dục.
  4. SkypeSkype là phương tiện liên lạc, truyền thông tuyệt vời cho lớp học, kết nối mọi lúc, mọi nơivới chất lượng hình ảnh, âm thanh và đường truyền cực tốt.
  5. WikispacesLà nơi chia sẻ bài học và tư liệu trực tuyến của giáo viên với sinh viên hoặc cho phép sinh viên hợp tác xây dựng kho tri thức wiki của mình.
  6. PinterestBạn có thể gắn bất cứ hình ảnh nào bạn thấy thú vị lên Pinterest. Ngoài ra đây còn là nơi thu thập giáo án, các bộ dự án và tư liệu giảng dạy hữu ích.
  7. SchoologyThông qua trang này, giáo viên có thể quản lý bài giảng, chia sẻ nội dung và kết nối với những người trong cùng lĩnh vực giáo dục.
  8. Quora Là một công cụ được dùng với nhiều mục đích, cực kỳ hữu hiệu cho những người làm giáo dục. Giáo viên có thể sử dụng Quora để kết nối với những nhà chuyên môn hoặc thu hút sinh viên vào thảo luận sau giờ học.
  9. Ning Là công cụ cho phép tạo ra một hệ thống mạng xã hội theo cách cá nhân hóa, hữu ích cho cả giáo viên và sinh viên.
  10. OpenStudyĐược sử dụng để khuyến khích sinh viên cùng nhau học bằng cách sử dụng một cách thức học tập xã hội.
  11. ePalsKhông chỉ có chức năng kết nối mọi người ở bất cứ nơi đâu, ePals là công cụ rất mạnh để giúp sinh viên học các ngôn ngữ và hiểu các nền văn hóa khác nhau.

Công cụ học tập

Những công cụ dưới đây giúp giáo viên chuẩn bị bài giảng thú vị và hiệu quả.

  1. Khan Academy: Là nơi giáo viên có thể thu thập những tư liệu giảng dạy tuyệt vời cho các môn toán, khoa học, tài chính và các câu hỏi vấn đáp để bổ sung cho tài liệu giảng dạy trên lớp.
  2. MangaHighGiáo viên có thể tìm thấy ở đây nhiều nguồn tư liệu cho việc học tập dựa trên trò chơi cho môn toán.
  3. FunBrainLà kho tàng trò chơi giáo dục. Ở đây, giáo viên cũng có thể tận dụng các công cụ hữu ích cho môn toán và việc dạy sinh viên đọc.
  4. EducreationsLà một công cụ trực tuyến dùng cho Ipad, cho phép giáo viên và sinh viên tạo các video cho các chủ đề học tập
  5. AnimotoTrang này hỗ trợ giáo viên tạo các bài giảng hoặc các bài thuyết trình dưới dạng game, có thể dùng chiếu trên lớp hoặc chia sẻ với người khác.
  6. SocrativeĐây là hệ thống phản hồi cho sinh viên có thể dùng trên máy tính cá nhân hoặc các thiết bị di động, máy tính bảng. Hệ thống này cho phép giáo viên đánh giá quá trình học tập của sinh viên và theo dõi điểm.
  7. Knewton Học tập thích ứng (adaptive learning) là một chủ đề nóng được nhiều người làm giáo dục quan tâm. Knewton là công cụ giúp cá nhân hóa các nội dung học tập trực tuyến theo nhu cầu của mỗi sinh viên.
  8. KerpoofTrên trang Kerpoof sinh viên có thể sáng tạo việc học của mình với các trò chơi, các hoạt động tương tác, công cụ vẽ.
  9. StudySync Với một thư viện số, các bài tập viết hàng tuần, bài viết bình duyệt (peer review), bài tập, bài giảng đa phương tiện, StudySync là một công cụ “lợi hại” hỗ trợ việc dạy – học.
  10. CarrotSticksChứa rất nhiều trò chơi học toán, giúp sinh viên vừa chơi, vừa học hiệu quả.

Công cụ soạn giáo án

Những công cụ dưới đây hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng và các dự án cho sinh viên.

  1. Teachers Pay TeachersĐây là nơi giáo viên có thể “bán” các tư liệu giảng dạy của mình và “mua” lại các nguồn tư liệu chất lượng từ những người khác.
  2. PlanboardCông cụ Planboard giúp giáo viên sắp xếp các bài giảng của mình triển khai một cách hiệu quả trên lớp.
  3. TimetoastCông cụ Timetoast cho phép sinh viên xây dựng các timelines đẹp và tương tác, chi tiết tới từng phút.
  4. CapzlesGiáo viên có thể sử dụng Capzles theo nhiều cách khác nhau, đơn giản nhất là thu thập ảnh, video, tài liệu, bài viết trên blog, gom lại vào một nơi, sử dụng cho việc dạy và học hoặc các dự án trực tuyến.
  5. PreziLà công cụ tương tự như power point nhưng có nhiều mẫu sáng tạo hơn, có thể dùng online và offline, giáo viên và sinh viên có thể dùng để soạn bài giảng/thuyết trình và chia sẻ trực tuyến.
  6. WordleĐây là công cụ hữu hiệu trong việc xây dựng các nhóm từ (word cloud) trong các bài giảng về ngôn ngữ.
  7. QR CodesQR codes (or quick response codes) are showing up with greater frequency in education. If you’d like to get in on the trend, you’ll need a tool to create and manage the codes like Delivrand one to read codes, like any of those listed on this site.
  8. Quizlet: Trang web này giúp giáo viên dễ dàng tạo được các công cụ học tập cho sinh viên, đặc biệt là flashcard giúp ghi nhớ những thông tin quan trọng.
  9. MasteryConnectHow are your students performing with regard to state and common core standards? MasterConnect makes it simple to track and analyze both, as well as other elements of student performance. Đây là công cụ hỗ trợ sinh viên theo dõi và phân tích các tiêu chuẩn chung trong việc học.
  10. Google DocsNgày nay công cụ này càng trở nên phổ biến, cùng với Google Driver. Giáo viên có thể tạo và chia sẻ các tài liệu MS (Microsoft Office) với sinh viên và đồng nghiệp cũng như phản hồi đối với những bài làm của sinh viên.
  11. YouTubeCác tư liệu trên Youtube hết sức phong phú, nhưng đặc biệt hơn, trang này còn có riêng một kênh giáo dục phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm tư liệu của giáo viên và sinh viên.
  12. TED-EdKhông chỉ còn là một trang truyền cảm hứng cho mọi người, Ted-Ed bây giờ còn có rất nhiều video được sắp xếp theo tiêu đề, là nguồn tư liệu quý cho giáo viên trong công tác giảng dạy.
  13. Glogster: Là một trang mạng xã hội cho phép người dùng tách nhỏ (mash up) nhạc, video, ảnh…Đây là một cách tạo ra các tài liệu học tập hữu ích cho sinh viên.
  14. CreazaLà một công cụ hỗ trợ việc tìm ý tưởng (brainstorm), vẽ hoạt họa và biên soạn các tệp audio, video.
  15. Mentor MobVới Mentor Mob, giáo viên và sinh viên có thể tạo ra một playlist – bộ sưu tập tư liệu chất lượng cao, cần thiết và có thể sử dụng để nghiên cứu một khái niệm cụ thể.

Các công cụ hữu ích khác

Những công cụ dưới đây giúp cho giáo viên sắp xếp, kết nối và quản lý việc xây dựng các bài giảng đa phương tiện và các công cụ học tập.

EvernoteChỉ cần đăng ký một tài khoản, bạn có thể kết nối bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào với Evernote, công cụ quản lý công việc với tính năng lưu giữ ý tưởng (capture ideas), hình ảnh, ghi âm hay các ghi chú.

TwitterCó nhiều cách để dùng Twitter một cách có ích trong giáo dục. Giáo viên kết nối với những người trong nghề, trò chuyện, chia sẻ ý tưởng, ngoài ra có thể sử dụng trong lớp học để kết nối (reach out) với sinh viên.

Google Education:  Google hỗ trợ rất nhiều công cụ vô cùng tiện lợi cho giáo viên, như email, các ứng dụng hợp tác, video, tìm kiếm bài giảng…và cả các suất học bổng giáo dục.

DropboxLà một công cụ miễn phí, dễ sử dụng, dùng để lưu trữ, chia sẻ và truy cập dễ dàng đến bất cứ dữ liệu ở bất cứ đâu.

DiigoCông cụ này cho phép giáo viên sử dụng trang web giống như một tư liệu giấy (paper-based document), dễ dàng đánh dấu, ghi chép ý quan trọng và thêm các nội dung ghi chú.

Apple iPadMặc dù yêu cầu chi phí khá đắt nhưng hiện nay Apple iPad đang được sử dụng rất rộng rãi trong các lớp học ở Mỹ với nhiều ứng dụng chuyên về mảng giáo dục.

AviaryLà bộ công cụ hỗ trợ chỉnh sửa hình ảnh, hiệu ứng, nhạc, hoặc chỉnh sửa các hình ảnh chụp màn hình.

JingCông cụ này giúp giáo viên có thể chụp màn hình, ghi âm lên tới 5 phút, hỗ trợ việc ghi lại các thao tác trên màn hình và chia sẻ với người học, đặc biệt là đối tượng trẻ em.

PoppletLà công cụ hỗ trợ việc tìm kiếm ý tưởng (brainstorm ideas), tạo bản đồ tư duy, chia sẻ và cộng tác (collaborate).

Google EarthLà công cụ vô cùng hữu ích để giảng dạy môn Địa lý, giáo viên có thể sử dụng để tìm kiếm các vị trí địa lý của bất cứ nơi đâu trên thế giới.

DonorsChooseNếu bạn cần tài trợ cho các dự án của sinh viên thì DonorsChoose là một nơi để bạn tìm kiếm các nhà tài trợ hảo tâm.

SlideShare Là trang web cho phép giáo viên tải tài liệu dạng word, powerpoint, video và chia sẻ với sinh viên và đồng nghiệp.

LiveBindersCông cụ này giúp giáo viên thu thập và sắp xếp các nguồn tư liệu, giống như một bảng ảo (virtual board).

AudioBooSử dụng công cụ này, bạn có thể ghi âm và chia sẻ các tệp âm thanh cho sinh viên và bất cứ ai khác.


 

TIN NỔI BẬT

SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA

VIDEO TIÊU BIỂU

.